Chỉ báo RSI,  ý nghĩa và cách sử dụng RSI

Chỉ báo RSI,  ý nghĩa và cách sử dụng RSI

Chỉ số RSI là gì? 

RSI ( Relative Strength Index ) Chỉ số sức mạnh tương đối, là chỉ báo giúp đo lường mức độ thay đổi giá gần. Từ đó đánh giá các điều kiện mua vượt mức hoặc bán vượt mức của giá cổ phiếu hoặc tài sản khác. 

Chỉ số này dùng trong phân tích kỹ thuật, được biểu diễn dưới dạng đồ thị mà trong đó có một đường đi chuyển giữa hai điểm cực trị (còn được gọi là bộ giao động), giá trị của nó từ 0 đến 100.

 Chỉ số RSI

 RSI được đưa ra lần đầu tiên bởi J.Welles Wilder JR trong cuốn sách “Các Khái Niệm Trong Hệ Thống Thương Mại Kỹ Thuật” (New Concepts in Technical Trading Systems) xuất bản năm 1978.

Nội dung:

  • Nếu ngưỡng quá mua xuất hiện khi thị trường tăng điểm trong một thời gian quá dài thì ngưỡng quá bán xảy ra khi thị trường giảm điểm trong thời gian dài. 
  • RSI là các giá trị từ 70 trở lên cho thấy mã đó đang trở nên mua quá mức hoặc định giá quá cao, điều này ưu tiên cho xu hướng đảo ngược, điều chỉnh giảm giá ngay sau đó. 
  • RSI là các giá trị từ 30 trở xuống cho thấy tình trạng mã chứng khoán đang bị tình trạng bán quá mức hoặc bị định giá quá thấp.
  • RSI ở mức từ 30 đến 70 là vùng trung bình, đạt mức 50 là dấu hiệu không có xu hướng.
  • Chỉ số RSI đo lường sức mạnh tương đối của giá chứng khoán với các mức giá trong lịch sử của chính mã chứng khoán đó. Bạn không thể sử dụng chỉ số RSI để so sánh các mã chứng khoán với nhau.
  • RSI cung cấp cho các nhà giao dịch kỹ thuật trên thị trường những tín hiệu về động lượng giá tăng và động lượng giá giảm. Chỉ số này được trình bày ở bên dưới biểu đồ giá của một mã chứng khoán cụ thể.

Công thức tính RSI 

công thức tính RSI

  • Mức tăng hoặc tổn thất trung bình chính là phần trăm lãi hoặc lỗ trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể. Mức tổn thất khi áp dụng công thức luôn dùng giá trị dương.
  • RSI ban đầu được tính sau 14 kỳ (14 ngày giao dịch hoặc 14 giờ giao dịch).

Ví dụ: Thị trường đóng cửa cao hơn 7 trong số 14 ngày qua với mức tăng trung bình 1%, 7 ngày còn lại đóng cửa với mức giá lỗ trung bình là -0.8%. Cách tính RSI là:

RSI = 100 – 1001+ 1%140.8%14 = 55.55

cách tính RSI

Chỉ số RSI thay đổi khi số lượng và quy mô các lần đóng cửa tích cực tăng hoặc giảm. Nếu thị trường có xu hướng mạnh, RSI có thể gần bằng 100 hoặc gần bằng 0.

Các phân kỳ RSI

Sự phân kỳ xảy ra khi giá một mã chứng khoán (hoặc tài sản) di chuyển theo hướng ngược lại so với chỉ báo kỹ thuật. Điều này cảnh báo xu hướng giá hiện tại có thể đang suy yếu và nguy cơ dẫn đến sự thay đổi hướng của giá.

y-nghia-rsi

  • Khi chỉ báo RSI ở mức quá bán, sự phân kỳ tăng giá xảy ra. RSI cao tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Hiện tượng này gọi là phân kỳ dương và cảnh báo đà tăng mạnh bất chấp xu hướng giá giảm.
  • Khi chỉ báo RSI ở mức quá mua, sự phân kỳ giảm giá xảy ra. RSI tạo đỉnh thấp trong khi giá tăng tạo đỉnh cao.

Ý nghĩa RSI

 Nắm được xu hướng thay đổi giá của chứng khoán hoặc tài sản giúp nhà đầu tư ra quyết định giao dịch hiệu quả hơn. Để làm được điều này cần sử dụng các công cụ chỉ báo xác định xu hướng cụ thể, RSI là một trong những chỉ báo quen thuộc được nhiều nhà đầu tư yêu thích.

  • Dựa vào RSI, nhà đầu tư dễ dàng phát hiện tình trạng mua quá nhiều hoặc bán quá nhiều trên thị trường. Nếu RSI nằm dưới mức 30, giá tài sản đang gần chạm đáy, RSI nằm trên mức 70, giá tài sản đang gần mức đỉnh, nguy cơ sẽ giảm.
  • Thông qua RSI, nhà đầu tư tập trung vào các tín hiệu và kỹ thuật giao dịch phù hợp với xu hướng chứng khoán. Trong xu hướng giảm, RSI hiếm khi vượt qua mức 70, chỉ số này thường xuyên chạm mức 30 hoặc thấp hơn. Với xu hướng tăng, RSI duy trì trên 30 và thường xuyên chạm ngưỡng 70.

Dựa vào đó nhà đầu tư xác định khả năng đảo chiều của giá trong tương lai. Cụ thể nếu RSI không thể đạt đến 70 trong nhiều lần giao động giá liên tiếp của xu hướng tăng, sau đó lại giảm xuống dưới 30, điều này chứng tỏ xu hướng tăng đang suy yếu và có khả năng đảo chiều giảm.

Cách sử dụng RSI hiệu quả

 Bạn có thể sử dụng RSI trực tiếp trên các công cụ phân tích online hoặc phần mềm đầu tư của tổ chức tài chính. Tại mục các chỉ số, gõ từ khóa RSI là hệ thống tự động hiển thị biểu đồ RSI ngay dưới biểu đồ giá của mã. Người dùng chủ động điều chỉnh theo dõi RSI trong giai đoạn 14 ngày hoặc 14h tùy chiến lược đầu tư, và bạn có thể kết hợp RSI với các chỉ số khác như đường MA (Moving Average) để cho ra dự đoán chính xác nhất.

Hạn chế của chỉ số RSI

RSI là chỉ báo tốt có hiệu quả trong phân tích dài hạn. Tuy nhiên vì là chỉ báo hiển thị động lượng nên dù tài sản có sự thay đổi về số lượng đáng kể ở cả hai xu hướng thì RSI vẫn sẽ duy trì quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài.

Có nghĩa là RSI ở mức quá bán, bạn quyết định mua vào cổ phiếu và đợi để mức giá tăng trở lại, nhưng sau đó giá vẫn giao động trong mức quá bán (thấp hơn 30) mãi cho đến hết tháng mới tăng. Lúc này rủi ro là mức giá tiếp tục giảm gây lỗ tài chính, hoặc phải một thời gian sau giá mới tăng trở lại.  

  Ở mức quá mua thì ngược lại.

Chỉ báo RSI sẽ chính xác nhất khi thị trường giao động, nơi mà giá tài sản có sự xen kẽ chuyển động tăng và giảm chứ không duy trì liên tục một xu hướng.

Bên cạnh đó, RSI liên tục duy trì trong vùng quá bán hoặc quá mua, nếu bạn không nghiên cứu kỹ mà vội ra quyết định đầu tư có thể tổn thất tài sản. Nhất là khi giá không đảo chiều hoặc phải rất lâu mới đảo chiều.

Tổng kết    

RSI là một công cụ rất tốt trong đầu tư nhưng để sử dụng tốt các chỉ báo này và có lợi nhuận trong đầu tư, thì các nhà đầu tư cần phải nắm rõ các chỉ báo và biết được xu hướng của thị trường. Chúc các bạn thành công!

 

Đang xem: Chỉ báo RSI,  ý nghĩa và cách sử dụng RSI