Litecoin (LTC) là gì? Tổng quan về Litecoin

Litecoin (LTC) là gì? Tổng quan về Litecoin

Litecoin (LTC) là gì? 

Litecoin là mạng lưới thanh toán toàn cầu, mã nguồn mở, không chịu sự kiểm soát của bất kì ai. Litecoin có thời gian xác nhận giao dịch nhanh hơn, và hiệu quả lưu trữ được cải thiện hơn so với tiền tệ thông thường. Litecoin được xem như phương tiện thanh toán tối ưu hơn Bitcoin.

Sau khi biết đến Bitcoin vào tháng 04/2011 thông qua một bài viết trên trang web Silk Road. Charlie Lee - một nhân viên Google lúc ấy đã bắt đầu nhen nhóm ý tưởng tạo ra một đồng tiền điện tử riêng cho mình. Vào tháng 09/2011, Charlie Lee đã hỗ trợ phát hành dự án Fairbix, một đồng tiền điện tử được copy source code của Tenebrix. Trong quá trình phát hành, Fairbix xuất hiện nhiều lỗi và nguyên nhân được xác định là do source code được copy từ Tenebrix có vấn đề. Bên cạnh đó, Fairbix coin được khai thác quá nhiều tại một block đã khiến Charlie chắc chắn rằng Fairbix bị tấn công và quyết định rời khỏi dự án này.

Sau khi rút kinh nghiệm từ thất bại Fairbix, Charlie quyết định ra mắt dự án Litecoin vào tháng 10/2011. Nhưng lần này, Charlie đã quyết định fork code từ chuỗi khối của Bitcoin và chỉnh sửa một số thông số như block time, total supply, algorithm... Để tạo ra một phiên bản nhanh hơn của Bitcoin

Cuối cùng, vào ngày 13/10/1011, Litecoin đã chính thức xuất hiện trên thị trường tiền điện tử.

Tổng quan về Litecoin (LTC)

Litecoin (LTC) là loại tiền tệ ngang hàng của Internet và được phân cấp tương tự như Bitcoin. Đây là loại tiền điện tử đầu tiên được triển khai giao thức SegWit.

Charlie Lee, một cựu nhân viên của Google, đã phát hành Litecoin vào ngày 7/10/2011 trên mã nguồn Github. Mục tiêu của ông là tạo ra một phiên bản Bitcoin (BTC) “nhẹ” hơn. Mạng Litecoin đã đi vào hoạt động vào ngày 13/10/2011, đây là một fork của Bitcoin Core client.

Nếu Bitcoin được xem là “Vàng” và là một kho lưu trữ giá trị dài hạn. Thì Litecoin được xem là “Bạc” và là phương tiện giao dịch hàng ngày với mức phí thấp.

Bên cạnh đó, nhờ việc Bitcoin sử dụng nền tảng mã hóa SHA256 còn Litecoin thì cải tiến hơn với Scrypt đã cho phép thợ đào có thể cùng lúc đào cả Bitcoin lẫn Litecoin mà không sợ xung đột hệ thống.

Một số tính năng của Litecoin

 Litecoin tuy được xem là bản sao của Bitcoin nhưng vẫn có một số tính năng mới:

  • Nguồn cung tối đa: Nguồn cung tối đa của LTC là 84 triệu coin, gấp 4 lần so với nguồn cung của BTC. Vậy với mức cung tối đa này, giá trị LTC sẽ bằng 1/4 giá trị BTC.

  • Tốc độ giao dịch: Một giao dịch trong Litecoin được xác nhận trong khoảng 2.5 phút. Trong khi Bitcoin cần trung bình 10 phút.

  • Phí giao dịch: Thuật toán Skrypt cho phép chi phí giao dịch được giảm đáng kể.

  • Phần thưởng khối: Thợ mỏ được trả thưởng bằng LTC cho những đóng góp. Sự kiện Halving diễn ra sau 840.000 khối, tương đương sau mỗi 4 năm. Và với lần Halving mới nhất vào 06/08/2019, thợ mỏ hiện nhận được 12.5 LTC cho mỗi khối.

  • Giao dịch ẩn danh: Do tất cả các giao dịch được xử lý trên các blockchain tương ứng nên mạng Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash không thể có được tính năng ẩn danh. Ngược lại, mạng Litecoin đã trải qua một soft-fork và thực hiện bulletproof MimbleWimble để mang đến tính năng giao dịch ẩn danh cho người dùng. Tuy nhiên, điều này đã khiến phí giao dịch cao hơn so với thuở ban đầu.

  • Thuật toán khai thác: Cả Bitcoin và Litecoin đều sử dụng thuật toán Proof-of-work. Nhưng Litecoin lại mở hơn khi sử dụng thuật toán mã hóa Skrypt trong khi Bitcoin sử dụng thuật toán mã hóa SHA-256. Skrypt cho phép ít tính toán hơn nhưng sử dụng nhiều bộ nhớ hơn.

  • Hoán đổi nguyên tử: Đây là một tính năng thú vị trong mạng Litecoin. Bạn có thể hiểu nôm na thế này: bạn có 1 BTC và muốn đổi chúng ra LTC, thông thường bạn phải lên sàn giao dịch và trả một khoản phí để làm điều đó. Nhưng với tính năng hoán đổi nguyên tử, nếu bạn có 1 BTC và một người nào đó có một lượng LTC tương ứng, các bạn có thể hoán đổi với nhau mà không cần thông qua sàn giao dịch và không mất một khoản phí nào. Hoán đổi nguyên tử hoạt động bằng cách sử dụng các hợp đồng Hashed Timelock.

Proof-of-work

Tốc độ giao dịch của Litecoin

Tốc độ khai thác khối trung bình của Bitcoin là 10 phút còn Litecoin là 2.5 phút. Nhưng nếu mạng bị tắc nghẽn và thời gian khai thác khối chậm, thì thời gian chờ trung bình cho các giao dịch có thể dao động tối đa 29 phút. Điều này mang lại nhiều thuận lợi đối với những trader cần thực hiện nhiều giao dịch nhỏ mỗi ngày, các trader Litecoin có thể nhận được hai xác nhận trong vòng 5 phút. Trong khi một xác nhận trong Bitcoin cần mất ít nhất 10 phút.

Cứ sau 2.5 phút, một khối Litecoin được khai thác và 25 đồng coin được tạo ra. Vậy thì sẽ có 14.400 LTC được tạo ra mỗi ngày.

Đơn vị đồng LTC

 Litecoin được chia ra thành 1 triệu đơn vị

  • 0.001 mLTC (millicoin)
  • 0.000001 µLTC (microcoin)
  • 0.00000001 Đơn vị nhỏ nhất

Tỷ giá LTC

Tỷ giá LTC ngày 06/11/2023 trên coinmarketcap, LTC hiện đang đứng thứ 17. Giá của LTC là $72,31

So sánh LTC & BTC

Bản đồ máy ATM LTC

Đội ngũ phát triển Litecoin

Năm 2011, Charlie Lee phát hành Litecoin trên GitHub.

Từ 2011-2016, Litecoin không có nhà phát triển toàn thời gian nào. Ban đầu, chỉ Charlie Lee (“cha đẻ” Litecoin) và Warren Togami (nhà phát triển chính) được liên kết với dự án nguồn mở Litecoin.

Trong năm 2016, một nhà phát triển có bí danh “ Shaolinfry” tham gia Litecoin.

Ngoài ra, còn có một số người đóng góp khác điều hành cộng đồng và theo dõi các bản phát hành.

Đối tác chính thức của Litecoin

Litecoin hiện đã có rất nhiều đối tác chính thức trải rộng trong nhiều ngành nghề, tiêu biểu như:

  • Travelbybit.com: Đặt vé máy bay và khách sạn bằng tiền điện tử
  • BlockFi: cung cấp các sản phẩm quản lý tài sản mà các nhà đầu tư tiền điện tử cần. Tất cả đều được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain
  • Travala.com: 567,928 khách sạn tại 210 quốc gia với 82,311 điểm đến

Và các đối tác khác trong ngành thương mại điện tử.

Tương lai của Litecoin 

Khả năng bị giới tội phạm lạm dụng không còn quá xa lạ đối với ngành tiền điện tử, nhất là những đồng có tính ẩn danh như Litecoin.

Chính vì việc cho phép người dùng gửi và nhận tiền ẩn danh, nên LTC đã trở thành một trong những đồng tiền lý tưởng cho các tay tội phạm lợi dụng để rửa tiền. Vì vậy có thể nói, tính ẩn danh vừa có lợi mà cũng vừa có hại.

Tuy nhiên, cần nhớ một điều rằng những kẻ lạm dụng tiền điện tử này chỉ chiếm một lượng nhỏ người dùng.

Litecoin có phải là đồng tiền hợp pháp hay không thì còn phải nhìn vào luật pháp của từng quốc gia. Ví dụ như ở Việt Nam, tiền điện tử không bị pháp luật cấm, nhưng cũng không hẳn là thừa nhận, còn gây nhiều tranh cãi.

 Mặc dù Litecoin đã xuất hiện được một thời gian khá dài và nhiều lần trải qua thời kỳ giảm mạnh, nhưng chúng chưa bao giờ rớt khỏi top 10 trên CoinMarketCap.

Bên cạnh đó, bạn cũng không cần phải lo lắng về việc Litecoin tràn ngập thị trường cũng như giá trị Litecoin giảm. Vì chỉ có tổng số 84 triệu coin có thể được khai thác.

Ngoài ra, tính đến quý 4 năm 2019, số địa chỉ ví hoạt động trên mạng Litecoin đặt hơn 45 triệu ví. Trong khi đó số địa chỉ ví hoạt động hàng ngày là 77.1 ngàn ví. Điều đó cho thấy mức độ sử dụng LTC là rất lớn.

Những khó khăn khi trở thành thợ đào Litecoin

Trở thành thợ mỏ Litecoin, nên hay không?

  • Độ khó tăng lên: Ngày càng có nhiều thợ mỏ tham gia khai thác LTC thì độ khó sẽ tăng lên theo, khiến lợi nhuận của bạn giảm xuống. Vì thế, bạn cần đưa ra một dự đoán thực tế về mức độ khó khăn sẽ tăng lên trong tương lai gần.
  • Bán lại với giá thấp: Để có được năng suất tốt, bạn phải đào bằng phần cứng ASIC. Tuy nhiên, do phần cứng này chỉ có thể dùng để đào coin và không được trang bị thêm cho các mục đích khác, vì vậy giá trị bán lại là khá thấp.
  • Tiêu thụ nhiều điện năng: Đào coin là quá trình tiêu tốn rất nhiều điện năng. Chính vì thế, giá điện rẻ là một phần rất quan trọng trong việc tính toán lợi nhận.

 Giao dịch LTC ở đâu

Sàn giao dịch Litecoin

Đồng LTC đang được giao dịch trên rất nhiều sàn lớn như: Remitano,  OKXBitfinexHTXBinanceBit-Z hay HitBTC,…

Hướng dẫn đăng ký sàn Binance

Ngoài ra, bạn cũng có thể giao dịch LTC với Việt Nam đồng tại một số sàn trong nước như: Vicuta, CoinhakoRemitano, T-Rex,…

Ví lưu trữ 

Lời kết

Trên đây là bài viết về Litecoin, hoàn cảnh ra đời và các ứng dụng của LTC trong lĩnh vực Crypto cũng như đời sống hàng ngày, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết được cách thức hoạt động của Litecoin và có được cho mình một chiến lược đầu tư hiệu quả.

Chúc các bạn nhiều may mắn!

Đang xem: Litecoin (LTC) là gì? Tổng quan về Litecoin